Khám phá Bánh xe Cảm xúc của Plutchik’s và Cách Sử dụng (+ Tặng kèm ebook)

Cảm xúc có thể rất phức tạp, đáng sợ và dễ khiến ta choáng ngợp. Làm sao để hiểu được chúng, điều hướng chúng hiệu quả hơn, và không bị cuốn trôi bởi chúng? Vòng tròn Cảm xúc của Plutchik, hay còn gọi là Bánh xe Cảm xúc, là một công cụ quý giá giúp bạn hiểu rõ cảm xúc của mình và phát triển khả năng ngôn ngữ cảm xúc – một nền tảng quan trọng trong việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc.

Hãy cùng khám phá phân tích chi tiết về Vòng tròn Cảm xúc của Plutchik và nhận eBook miễn phí, Hướng dẫn thực hành trí tuệ Cảm xúc, bao gồm Vòng tròn cảm xúc của Plutchik, phiên bản Bánh xe cảm xúc mới và nhiều hoạt động thực hành để nâng cao EQ của bạn.Cùng bắt đầu khám phá Vòng tròn Cảm xúc của Plutchik nhé!

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Nội dung chính trong trang này gồm

➔  Vòng tròn Cảm xúc của Plutchik là gì?

➔ Tải eBook miễn phí về Trí tuệ Cảm xúc cùng các bài thực hành với Plutchik

➔ Cách sử dụng Bánh xe Cảm xúc trong thực tế

➔  Khám phá phiên bản tương tác của Vòng tròn Cảm xúc Plutchik

➔ Vòng tròn Plutchik và mô hình Trí tuệ Cảm xúc của Six Seconds

➔ Sự khác biệt giữa Vòng tròn Cảm xúc Plutchik và Bánh xe Cảm xúc?

➔ Hướng dẫn dạy trẻ em về Ngôn ngữ Cảm xúc

Bánh Xe Cảm Xúc của Plutchik là gì?

Bánh xe cảm xúc Plutchik được tạo ra vào năm 1980 bởi nhà tâm lý học người Mỹ Robert Plutchik. Đây là một sơ đồ trực quan giúp mô tả cách các cảm xúc liên kết và phát triển từ nhau. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông Plutchik đã đề xuất rằng có 8 cảm xúc cơ bản, đóng vai trò nền tảng cho tất cả các cảm xúc khác. Đó là:
Vui vẻ, Buồn bã, Chấp nhận, Ghê tởm, Sợ hãi, Giận dữ, Ngạc nhiên và Mong đợi.

Tám cảm xúc này được chia thành các cặp đối lập nhau, dựa trên phản ứng sinh lý mà mỗi cảm xúc tạo ra ở con người và động vật. Cụ thể:

  • Vui vẻ đối lập với Buồn bã
    Phản ứng sinh lý: Kết nối với người khác ↔ Thu mình lại

  • Sợ hãi đối lập với Giận dữ
    Phản ứng sinh lý: Thu nhỏ lại và trốn ↔ Phóng to và la hét

  • Mong đợi đối lập với Ngạc nhiên
    Phản ứng sinh lý: Quan sát kỹ lưỡng ↔ Giật lùi bất ngờ

  • Ghê tởm đối lập với Chấp nhận (hoặc Tin tưởng)
    Phản ứng sinh lý: Từ chối ↔ Đón nhận

 

Plutchik's Wheel of Emotions. Explore Robert Plutchik's feelings wheel to enchance your emotional intelligence.
Trước khi bạn đọc tiếp, bạn có thể muốn tải về eBook miễn phí “Hướng dẫn thực hành trí tuệ Cảm xúc”. Cuốn sách này bao gồm các bài tập thực hành dựa trên nghiên cứu khoa học, giúp bạn không chỉ hiểu và làm chủ cảm xúc của bản thân, mà còn có thêm công cụ để hỗ trợ phát triển trí tuệ cảm xúc cho học viên, khách hàng hoặc nhân viên của mình.

Các thành phần của Bánh xe Cảm xúc

Dưới đây là những thành phần chính trong Bánh xe Cảm xúc mà bạn nên biết:

Cảm xúc cơ bản: Bánh xe được chia thành 8 phần chính, đại diện cho 8 cảm xúc cơ bản: giận dữ, mong đợi, vui vẻ, tin tưởng, sợ hãi, ngạc nhiên, buồn bã và ghê tởm. Các cảm xúc cơ bản này nằm ở vòng tròn thứ hai tính từ ngoài vào.

Cặp đối lập: Mỗi cảm xúc cơ bản sẽ có một cảm xúc đối lập hoàn toàn. (Xem phần bên trên để hiểu rõ hơn.)

Cường độ cảm xúc: Chiều dọc của hình nón trong bánh xe thể hiện mức độ cường độ của cảm xúc – cảm xúc càng tiến gần về trung tâm bánh xe thì càng mạnh mẽ hơn. Điều này cũng được biểu thị qua màu sắc: màu càng đậm, cảm xúc càng dữ dội. Ví dụ, cảm xúc “giận dữ” ở mức nhẹ nhất là “bực mình”. Ở mức cao nhất, nó trở thành “cơn thịnh nộ”. Hoặc cảm giác “chán” nếu không được để ý, có thể phát triển thành “ghê tởm” – được thể hiện bằng màu tím đậm. Đây là một quy tắc quan trọng cần nhận thức rõ trong các mối quan hệ: Nếu không được kiểm soát, cảm xúc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian. Và chính vì thế, việc mở rộng vốn từ vựng cảm xúc: là điều rất quan trọng – nó là nền tảng giúp bạn điều hướng cảm xúc một cách hiệu quả hơn.

Bánh xe cảm xúc của Plutchik giúp ta “biết về cảm xúc” một cách rộng hơn. Hiểu biết cảm xúc (emotional literacy) không chỉ là biết gọi tên các cảm xúc, mà còn là biết cảm xúc nào liên quan đến cảm xúc nào, và cách chúng thay đổi theo thời gian.

Cảm xúc kết hợp: Những phần không có màu trong bánh xe thể hiện các cảm xúc phức hợp, tức là sự pha trộn giữa hai cảm xúc cơ bản. Ví dụ, mong đợi và vui vẻ kết hợp thành lạc quan.  Vui vẻ kết hợp cùng tin tưởng thành yêu. Cảm xúc trong đời sống thường rất phức tạp. Việc nhận ra rằng mình đang trải qua nhiều cảm xúc đan xen – thay vì chỉ một cảm xúc duy nhất – là một kỹ năng rất hữu ích.

Bạn có thể đọc bài viết giải thích chi tiết của Robert Plutchik về mô hình này, được đăng lần đầu trên American Scientist năm 2001 và hiện có thể đọc trên trang của Springer International Publishing AG.

 

Bánh Xe Cảm Xúc và Cách Sử Dụng

Khả năng nhận diện cảm xúc của chính mình là một kỹ năng nền tảng trong trí tuệ cảm xúc (Salovey & Mayer, 1990). Những người có khả năng ngôn ngữ cảm xúc tốt có thể mô tả cảm xúc một cách chi tiết hơn – và nghiên cứu đã cho thấy điều này liên quan đến khả năng điều tiết cảm xúc cũng hiệu quả hơn (Kircanski và cộng sự, 2012). Việc gọi tên cảm xúc của mình là một cách thực hành mạnh mẽ giúp bạn điều hướng và quản lý cảm xúc tốt hơn.

Bánh xe cảm xúc của Plutchik là một công cụ khởi đầu tuyệt vời giúp bạn nhận diện cảm xúc rõ hơn và rèn luyện trí tuệ cảm xúc trong đời sống.

Giờ hãy thử áp dụng:

 

  1. Bắt đầu bằng cách hít thở sâu và chú ý đến cảm xúc hiện tại của bạn.
  2. Tự hỏi mình: “Mình đang cảm thấy gì lúc này? Và còn cảm xúc nào khác không?”
  3. Nhìn vào bánh xe cảm xúc, chọn cảm xúc hoặc các cảm xúc tương ứng với trạng thái của bạn. (Việc có nhiều lớp cảm xúc cùng lúc là hoàn toàn bình thường – có cảm xúc lớn, có cảm xúc âm ỉ, và đôi khi là cảm xúc kết hợp).
  4. Nhận diện mức độ mạnh – nhẹ của cảm xúc đó, và suy nghĩ xem các cảm xúc này đang cố nói gì với bạn. Hãy nhớ: bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc cùng lúc, và bánh xe không phải để né tránh cảm xúc tiêu cực hay ép mình thay thế cảm xúc tiêu cực bằng cảm xúc tích cực. Mọi cảm xúc đều có giá trị và mang theo một thông điệp quan trọng..
  5. Hỏi bản thân: “Những cảm xúc này đang muốn mình để ý điều gì hoặc hành động thế nào?”
  6. Hãy thử dùng phiên bản tương tác của Bánh xe Cảm xúc Plutchik bên dưới để hiểu sâu hơn về cảm xúc của bạn. Khám phá thông điệp ẩn sau mỗi cảm xúc và cảm giác cơ thể mà chúng tạo ra. 

    Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Bánh xe Cảm xúc của Plutchik và có các hoạt động thực tế để áp dụng trí tuệ cảm xúc vào công việc và cuộc sống? Tải ngay ebook miễn phí Hướng dẫn thực hành trí tuệ Cảm xúc.

Khám phá Bánh Xe Cảm Xúc Phiên Bản Tương Tác

Bánh xe cảm xúc của Plutchik là một điểm khởi đầu tuyệt vời để bạn rèn luyện kỹ năng nhận diện cảm xúc và thực hành trí tuệ cảm xúc.
Hãy sử dụng phiên bản tương tác của bánh xe này để bắt đầu ngay hôm nay!

 

Bánh Xe Cảm Xúc của Plutchik và Mô Hình Trí Tuệ Cảm Xúc của Six Seconds

Plutchik đã nghiên cứu cảm xúc ở cả con người và động vật, và ông đề xuất một cách phân loại cảm xúc dựa trên quan điểm tiến hóa – gọi là lý thuyết tâm lý tiến hóa (psychoevolutionary). Một niềm tin cốt lõi của Plutchik là: mọi cảm xúc đều có chức năng và giá trị. Không có cảm xúc “tốt” hay “xấu”. Mỗi cảm xúc đều đóng một vai trò nhất định, giúp con người sinh tồn và phát triển. Ví dụ, Sợ hãi giúp chúng ta tập trung vào điều cần bảo vệ và lùi lại khi gặp nguy hiểm. Giận dữ giúp ta nhận ra điều gì đang cản trở mình, đồng thời tạo năng lượng để vượt qua rào cản. Tải eBook Hướng dẫn thực hành trí tuệ Cảm xúc miễn phí để tìm hiểu kỹ hơn về 8 cảm xúc cơ bản và giá trị của chúng trong cuộc sống..

Tại Six Seconds, toàn bộ công việc và đào tạo của chúng tôi được xây dựng dựa trên lý thuyết cảm xúc thích nghi này. Mô hình Trí tuệ Cảm xúc của Six Seconds gồm 3 bước thực hành, bắt đầu từ việc nhận diện và gọi tên cảm xúc.

“Chúng tôi sử dụng mô hình của Plutchik trong hầu hết các buổi workshop và chương trình đào tạo,” CEO của Six Seconds – Joshua Freedman chia sẻ. “Nó vừa đẹp vừa thực tế, vừa đơn giản lại vừa sâu sắc. Hai mô hình này bổ trợ cho nhau rất tốt: Plutchik giúp hiểu và gọi tên cảm xúc, còn mô hình của Six Seconds giúp bạn biết cách sử dụng cảm xúc để hành động hiệu quả hơn.”

Tìm hiểu thêm về Mô hình Trí tuệ Cảm xúc của Six Seconds →

 

Tải miễn phí eBook Thực Hành Trí tuệ Cảm xúc

Bạn muốn tìm hiểu thêm về cảm xúc và trí tuệ cảm xúc?
Tải ngay eBook miễn phí dài 44 trang để khám phá Bánh xe Cảm xúc của Plutchik và cách bạn có thể sử dụng công cụ này để bắt đầu thực hành trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày.

EBook bao gồm:

  • Poster Bánh xe cảm xúc của Plutchik – có thể in và treo tại văn phòng hoặc lớp học
  • Hàng chục bài tập giúp bạn rèn luyện trí tuệ cảm xúc một cách thực tế
  • Danh sách từ vựng cảm xúc phong phú, giúp bạn phát triển khả năng ngôn ngữ cảm xúc

Sự khác biệt giữa Bánh xe Cảm xúc của Plutchik và Bánh xe Cảm xúc

Bánh xe cảm xúc (Feelings Wheel) là một sơ đồ trực quan về các cảm xúc, được thiết kế bởi Gloria Willcox. Mô hình này xác định 6 cảm xúc cơ bản gồm: giận dữ, sợ hãi, buồn bã, bình tĩnh, mạnh mẽ và hạnh phúc. Mỗi cảm xúc sau đó được chia nhỏ thành những cảm xúc cụ thể hơn – tổng cộng có 72 cảm xúc được thể hiện trên bánh xe.
Càng đi ra rìa ngoài của bánh xe, bạn sẽ thấy những cảm xúc được mô tả càng cụ thể và chi tiết hơn.

Mặc dù không phức tạp và đa chiều như Bánh xe Cảm xúc của Plutchik, nhưng Feelings Wheel vẫn là một công cụ hữu ích để giúp bạn suy ngẫm và thực hành trí tuệ cảm xúc trong đời sống hằng ngày.

The Feelings Wheel by by Gloria Willcox. The wheel defines only six basic emotions: anger, fear, sadness, calm, strong, and happiness, and each of these emotions is then divided into more specific sub-emotions. There are 72 feelings total.

Cách Dạy Ngôn Ngữ Cảm Xúc Cho Trẻ Nhỏ

Có rất nhiều công cụ có thể giúp trẻ hiểu và gọi tên cảm xúc của mình. Sau khi bộ phim hoạt hình Inside Out – Những mảnh ghép cảm xúc của Pixar ra mắt, rất nhiều tài liệu học tập đã được xây dựng dựa trên bộ phim này để khơi gợi những cuộc trò chuyện về cảm xúc với trẻ nhỏ. Bạn có thể tải miễn phí eBook  Thực hành Trí tuệ Cảm xúc cùng Inside Out 2 để bắt đầu hành trình này với trẻ.

Tham gia Webinar trực tuyến cùng chúng tôi!

 

What’s new in emotional intelligence?

Khi Quá Trình Thay Đổi Thất Bại: Trí Tuệ Cảm Xúc Trong Khai Vấn

Khi Quá Trình Thay Đổi Thất Bại: Trí Tuệ Cảm Xúc Trong Khai Vấn

Đôi khi thay đổi rất dễ dàng, nhưng khi chúng ta bị mắc kẹt, những cảm xúc mạnh mẽ và khó khăn sẽ xuất hiện. Trong khi một số chuyên gia khai vấn chưa được trang bị đủ để đối mặt với những cảm xúc khó khăn đó, thì đây là cơ hội tuyệt vời cho việc khai vấn chuyển đổi.